Với cấu hình đơn giản nhất, quạt sẽ chủ động hút và thải không khí cũ ra bên ngoài. Miệng gió của hệ thống này thường được đặt ở các khu vực có không khí thải. Các khu vực này bao gồm nhà bếp, phòng tắm và nhà vệ sinh, những nơi có nhiều độ ẩm và mùi khó chịu hơn so với các không gian sống khác như phòng khách hoặc phòng làm việc. Mặt khác, không khí tươi chỉ đi vào nhà một cách thụ động thông qua miệng gió trong lớp vỏ bọc của tòa nhà, khe cửa sổ và khe cửa ra vào.
Hệ thống thông gió trung tâm: tính năng, lên kế hoạch và lắp đặt
Liên hệ với chúng tôiNhiều dự án công trình hiện đại đã được trang bị hệ thống thông gió cơ học. Một mặt, hệ thống này yêu cầu khả năng cách ly năng lượng ở mức độ cao để điều chỉnh độ ẩm không khí trong nhà một cách hiệu quả và an toàn nhất có thể. Mặt khác, hệ thống được xem như một tính năng tiện nghi giúp tăng giá trị của căn nhà.
Hệ thống thông gió trung tâm của Viessmann cực kỳ tiết kiệm năng lượng. Hệ thống có bộ trao đổi nhiệt mạnh mẽ có thể thu hồi tới 98% nhiệt ẩn trong không khí thải và sử dụng nhiệt ẩn đó làm nóng nguồn không khí tươi đi vào. Điều này giúp giảm đáng kể khoản chi tiêu của các hộ gia đình do nhu cầu sử dụng năng lượng thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra, lượng khí thải CO₂ cũng giảm, điều này nghĩa là việc sử dụng hệ thống thông gió cơ học trung tâm cũng làm giảm bớt gánh nặng lên môi trường. Tính năng khác của hệ thống thông gió trung tâm được trình bày trong phần Lợi ích của hệ thống thông gió cơ học.
Thực tế, các hệ thống thông gió cơ học có chức năng chủ động hút không khí cấp vào cũng như không khí thải thường được sử dụng. Hệ thống hút khí thải và cấp không khí kết hợp này bao gồm thiết bị thông gió trung tâm và hệ thống phân phối không khí. Nhờ vậy, hệ thống không chỉ chủ động hút nguồn không khí cũ và thải ra ngoài, mà còn chủ động hút nguồn không khí tươi vào nhà. Để ngăn các hạt không mong muốn có trong không khí cũng như tiếng ồn lọt vào, hầu hết các hệ thống đều được trang bị thêm bộ lọc.
Hệ thống hút khí thải và cấp khí trung tâm có khả năng thu hồi nhiệt cũng bao gồm một thiết bị thông gió và một hệ thống phân phối không khí. Thiết bị thông gió bao gồm hai quạt hút khí và một bộ trao đổi nhiệt. Hai quạt hút khí được sử dụng để vừa hút không khí đi vào vừa đẩy không khí ra khỏi nhà. Một mặt, luồng không khí ngoài trời/không khí cấp vào sẽ hút không khí tươi vào nhà. Mặt khác, luồng không khí thải/không khí xả sẽ đẩy không khí cũ ra bên ngoài.
Cả hai luồng khí đều được truyền qua bộ trao đổi nhiệt bên trong thiết bị thông gió. Vào mùa đông, nguồn nhiệt từ không khí thải sẽ được truyền sang nguồn khí cấp vào. Chế độ hoạt động này đảm bảo rằng hệ thống thông gió sẽ truyền nhiệt ra ngoài ít nhất có thể. Tất cả các thiết bị thông gió trung tâm của Viessmann đều hoạt động theo nguyên lý này. Do đó, hệ thống thông gió cơ học trung tâm với khả năng thu hồi nhiệt hoạt động theo cùng một nguyên lý với hệ thống thông gió cơ học trung tâm có miệng hút gió và thổi gió. Phần hệ thống thông gió cơ học có kiểm soát sẽ trình bày những thiết bị thông gió trung tâm phù hợp cho từng loại công trình
Lên kế hoạch cho hệ thống thông gió trung tâm trong các tòa nhà cũ và mới
Nếu chủ nhà muốn mua một hệ thống thông gió cơ học trung tâm thì nên tìm hiểu kỹ trước và hiểu rõ các yêu cầu khi sử dụng. Câu hỏi đầu tiên liên quan đến hệ thống thông gió cơ học trung tâm là về yêu cầu của chính chủ nhà. Những yêu cầu này dùng để làm cơ sở cho khoản đầu tư tiếp theo. Theo cách dễ hiểu hơn, các tòa nhà sẽ được chia thành ba loại:
- Các tòa nhà cũ
- Các tòa nhà cũ đã được hiện đại hóa
- Các tòa nhà mới
Để tính toán nhu cầu chính xác hơn, chủ nhà cần tính đến số lượng phòng và người ở cũng như mô hình sử dụng. Dù sử dụng ở khu vực nào, chủ nhà nên thuê thợ thi công lên kế hoạch và triển khai hệ thống thông gió cơ học vì họ có thể ước tính chính xác độ lớn cần thiết của hệ thống thông gió để hoạt động hiệu quả nhất có thể. Trong phần tiếp theo là những thông tin khác mà các chủ nhà và người hiện đại hóa nên lưu ý khi lựa chọn hệ thống thông gió phù hợp.
Trong các tòa nhà chưa được hiện đại hóa, nguồn không khí tươi đi vào nhà một cách thụ động qua các kẽ hở của lớp vỏ bọc tòa nhà, các khe cửa ra vào và qua các khe cửa sổ. Mặc dù vậy, các tòa nhà này vẫn nên sử dụng hệ thống thông gió vì có nguy cơ hình thành nấm mốc rất cao. Tuy nhiên, hệ thống thông gió trung tâm hiếm khi được lựa chọn lắp đặt trong các tòa nhà cũ chưa hiện đại hóa. Lý do là bởi việc này đòi hỏi rất nhiều nỗ lực lên kế hoạch - vốn là một phần của giai đoạn xây dựng hoặc hiện đại hóa. Về cơ bản, điều quan trọng cần lưu ý là: Có thể sử dụng hệ thống thông gió trung tâm trong các tòa nhà cũ nhưng sẽ gặp khó khăn trong quá trình lắp đặt. Lý do là vì cần thay đổi kết cấu tòa nhà. Ngoài ra, các ống dẫn khí cũng cần phải được bọc lại.
Hệ thống thông gió trung tâm thường được sử dụng trong các tòa nhà mới. Hệ thống này được lắp đặt trong giai đoạn đầu khi đang xây dựng tòa nhà. Sau khi căn nhà đã hoàn thành, hệ thống sẽ chìm bên trong tường nhà. Do đó, cần phải lập kế hoạch trước nếu muốn lắp đặt hệ thống thông gió trung tâm trong tòa nhà mới. Đối với tòa nhà dân cư, công nghệ thông gió theo tiêu chuẩn DIN 1946-6 được sử dụng cho mục đích này. Hệ thống thông gió được sử dụng để đảm bảo tốc độ thông gió tác động ít nhất đến sức khỏe cũng như để bảo vệ tòa nhà. Hầu hết các chủ nhà đều lựa chọn hệ thống thông gió trung tâm trong giai đoạn xây dựng. Đây thường là sự lựa chọn hợp lý, nhưng không phải lúc nào cũng cần thiết. Với việc lập kế hoạch và triển khai tối ưu, hệ thống thông gió cơ học phi tập trung cũng có thể cung cấp nguồn không khí tươi hiệu quả cho các tòa nhà mới.
Vị trí lắp đặt hệ thống phân phối không khí
Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió cơ học trung tâm bao gồm cả việc lắp đặt ống dẫn khí. Có rất nhiều tùy chọn cho việc lắp đặt hệ thống. Các phương pháp lắp đặt tốt nhất :
- Lắp đặt trong kết cấu sàn nhà
- Lắp đặt trong bê tông
- Lắp đặt trong trần treo
Một giải pháp thay thế khi lắp đặt ống dẫn khí trên sàn chưa hoàn thiện là lắp đặt trong bê tông. Để làm được điều này, các ống gió tròn thường được đặt bên trong cốt thép của trần nhà trong giai đoạn đầu xây dựng. Sau đó lớp bê tông sẽ được đổ lên. Phương pháp lắp đặt này phù hợp cho cả trần đúc sẵn một phần và trần bê tông đổ tại chỗ. Ưu điểm của phương pháp này là không cần thi công thêm đối với sàn nhà. Tuy nhiên, cần bàn bạc kế hoạch chi tiết với kỹ sư cấu trúc trước.
Tùy thuộc vào chiều cao của căn phòng mà hệ thống thông gió có thể phù hợp để lắp đặt trong trần treo. Thiết bị gắn trần phẳng Vitovent 200-C và Vitovent 300-C đặc biệt phù hợp với kiểu lắp đặt này. Hai thiết bị này có thể gắn trực tiếp vào trần nhà. Ống dẫn khí đến từng phòng được lắp vào trong trần treo nên sẽ không nhìn thấy các ống dẫn này ở ngoài.