Cài đặt rơ le nhiệt đúng cách

Cài đặt rơ le nhiệt

Nếu nhiệt độ trong phòng quá thấp, hầu hết mọi người đều vặn đầu ổn nhiệt màu trắng trên bộ tản nhiệt về bên trái. Nếu nhiệt độ cao hơn mức mong muốn, người dùng sẽ vặn đầu ổn nhiệt sang bên phải. Đây là cách điều chỉnh rơ le nhiệt thông thường. Nhưng chính xác điều gì sẽ diễn ra khi vặn đầu ổn nhiệt? Và có cách nào khác để đạt được mức nhiệt dễ chịu không?  

  

Chi tiết về chức năng của rơ le nhiệt

Khi nói về rơ le nhiệt, hầu hết mọi người đều nghĩ đến mẫu mô hình cơ khí. Về cơ bản, rơ le nhiệt bao gồm ba phần:

  • Đầu ổn nhiệt: vỏ ngoài có các số để cài đặt rơ le nhiệt.  
  • Cảm biến nhiệt độ: thường là chất lỏng có thể thay đổi thể tích tùy theo nhiệt độ phòng.
  • Van hằng nhiệt: chốt điều khiển nằm giữa bộ tản nhiệt và rơ le nhiệt.

Khi rơ le nhiệt mở ra, chốt điều khiển sẽ được rút lại. Từ đó, nước sưởi sẽ chảy từ ống sưởi vào bộ tản nhiệt nhiều hơn và nhiệt độ sẽ tăng lên. Ngược lại, khi chỉ có ít nước nóng đi vào bộ tản nhiệt, quá trình sưởi ấm căn phòng sẽ dần ngừng lại.

  

Cảm biến nhiệt độ và nhiệm vụ của cảm biến nhiệt độ

Van hằng nhiệt hoặc chốt điều khiển có nhiệm vụ rất rõ ràng: đó là điều chỉnh lưu lượng nước sưởi từ ống sưởi vào bộ tản nhiệt. Vậy chức năng của cảm biến nhiệt độ là gì?

Đúng như tên gọi, cảm biến nhiệt độ có chức năng đo nhiệt độ phòng và phản ứng với mức nhiệt đó. Do đó, căn phòng sẽ không được sưởi liên tục sau khi mở rơ le nhiệt mà thay vào đó được sưởi ấm đến một giá trị nhất định, ví dụ 20  độ C. Các thành viên trong nhà sẽ quyết định mức nhiệt của căn phòng bằng cách điều chỉnh đầu ổn nhiệt. Đầu ổn nhiệt thường sẽ ghi các số từ một đến năm.

Các số trên đầu ổn nhiệt

Ngay cả khi không có số độ chính xác trên đầu ổn nhiệt, người dùng vẫn có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng dễ dàng. Bởi vì các số trên đó tương ứng với một mức nhiệt nhất định. Đồ họa thông tin nằm bên trái minh họa điều này. Đồ họa này cũng hiển thị mức nhiệt khuyến nghị cho nhiều không gian sinh hoạt và cung cấp thông tin về ý nghĩa của các biểu tượng đặc trưng: mặt trời (cài đặt tiêu chuẩn), mặt trăng (chế độ giảm công suất ban đêm) và bông tuyết (chống sương giá). Không sử dụng cài đặt chống sương giá để tăng nhiệt độ phòng. Vì cài đặt này chỉ ngăn không cho nước trong các đường ống sưởi bị đóng băng, nếu không sẽ gây hư hỏng khi thời tiết lạnh.  

Nhiệt độ phòng khi cài đặt rơ le nhiệt

Cài đặt rơ le nhiệt chính xác cũng giúp sưởi ấm mỗi phòng theo từng cách khác nhau. Xét cho cùng, các phòng không nhất thiết phải có độ ấm như nhau. Có những giá trị tiêu chuẩn mà người thuê nhà và chủ nhà có thể tuân theo khi điều chỉnh hệ thống sưởi. Trong đó bao gồm:

  • Phòng khách: Từ 20 đến 22 độ C
  • Phòng ngủ: Từ 16 đến 18 độ C
  • Hành lang và phòng bếp: 18 độ C
  • Phòng ngủ của trẻ: 22 độ C
  • Phòng tắm: Từ 23 đến 24 độ C 

Cảm nhận nhiệt là của mỗi người mỗi khác nên mọi người có thể tự quyết định mức nhiệt mong muốn. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế và sinh thái, cần chú ý đến nhiệt độ thích hợp. Bởi vì chỉ cần giảm bớt một độ C trong tất cả các phòng thì có thể tiết kiệm tới 6% chi phí sưởi – ít nhất là trong một công trình cũ. 

Mẹo: Những điều cần lưu ý

Thông thường, có thể dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ phòng thông qua rơ le nhiệt trên thiết bị sưởi. Tuy nhiên, còn nhiều biện pháp giúp đảm bảo quá trình kiểm soát nhiệt độ diễn ra suôn sẻ, đồng thời tiết kiệm năng lượng.

Tuy đã cài đặt rơ le nhiệt đúng cách, nhưng vẫn không đạt được nhiệt độ trong phòng như mong muốn. Nguyên nhân có thể là do rèm cửa hoặc đồ nội thất đã che mất rơ le nhiệt. Nếu nhiệt không thể thoát ra ngoài thì sẽ bị tích tụ lại. Do đó, đầu cảm nhiệt sẽ cảm ứng được nhiệt độ cao hơn thực tế và giảm lưu lượng nước sưởi trước khi đạt đến mức nhiệt yêu cầu. Các hốc lắp bộ tản nhiệt và khoảng cách không đủ giữa bệ cửa sổ và rơ le nhiệt cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều chỉnh. Ngoài ra, vị trí có gió liên tục cũng gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, gió lùa có thể dẫn đến tình trạng lưu lượng nước sưởi tăng lên.

Để bơm mạch gia nhiệt hoạt động hiệu quả và phân phối nhiệt đều khắp nhà, toàn bộ hệ thống sưởi phải được cài đặt chính xác. Công tác cân bằng thủy lực sẽ đặt nền tảng cho việc này. Theo đó, mỗi bộ tản nhiệt đều được điều chỉnh để nhận được lượng nước sưởi cần thiết. Tuy nhiên, chỉ rơ le nhiệt sưởi có thể điều chỉnh trước mới thực hiện được nhiệm vụ này. Nếu các mẫu cũ không có chức năng này, nên thay mới để giúp tiết kiệm năng lượng sưởi và giảm chi phí.

Tốt nhất nên cài đặt rơ le nhiệt của bộ tản nhiệt hoặc rơ le nhiệt của từng phòng ở mức nhiệt mong muốn. Như đã đề cập ở trên, các cảm biến nhiệt độ sẽ dò nhiệt độ phòng và khi đạt đến nhiệt độ mong muốn, tốc độ dòng chảy của nước sưởi sẽ giảm xuống. Nếu chọn mức độ và nhiệt độ quá cao, hệ thống sẽ tiếp tục sưởi và khiến căn phòng trở nên quá nhiệt. Tiếp đó, sai lầm mà mọi người thường mắc phải chính là mở cửa ra vào hoặc cửa sổ. Nguồn năng lượng sưởi quý giá sẽ bị hao hụt do thói quen sử dụng này.

Cài đặt rơ le nhiệt trong phòng

Với hệ thống sưởi dưới sàn hoặc giải pháp thông minh, bạn có thể cài đặt nhiệt độ trực tiếp và chính xác. Khi đó, có thể áp dụng các mẹo đã nêu và các mẹo khác sau đây. Việc cài đặt chính xác phụ thuộc vào phòng và chức năng của phòng. Khi vắng nhà trong một khoảng thời gian ngắn như đi làm hoặc đi chơi cuối tuần, bạn có thể giảm nhiệt độ xuống. Tốt nhất nên điều chỉnh theo nhiệt độ ngoài trời. Chỉ số hướng dẫn là 16 độ C. Khi vắng nhà trong thời gian lâu hơn hoặc muốn xem các cài đặt chung, bạn nên xem bài viết về "Cách điều chỉnh đường nhiệt chính xác"

Các loại rơ le nhiệt

Như đã đề cập, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến rơ le nhiệt màu trắng điển hình khi nghe thấy thuật ngữ đầu ổn nhiệt. Nhưng trong vài năm trở lại đây, những mẫu mã hiện đại đã xuất hiện và chủ yếu đa dạng về phạm vi chức năng. Những mẫu này bao gồm rơ le nhiệt không dây bằng điện và rơ le nhiệt kỹ thuật số có thể lập trình. Những thiết bị này giúp người thuê nhà có thể cài đặt nhiệt độ cần thiết mà không cần rời khỏi chỗ ngồi thoải mái. Thậm chí, người dùng còn có thể điều chỉnh rơ le nhiệt lập trình kỹ thuật số trên ứng dụng qua điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Bằng cách này, có thể điều chỉnh nhiệt độ trong phòng ngay cả khi không có ai ở nhà. Hầu hết các rơ le nhiệt tiên tiến này đều dễ lắp đặt mà không cần có kiến thức chuyên môn. Những ai muốn thay thế rơ le nhiệt đã lỗi thời hoặc bị hỏng hóc nên cân nhắc chọn lựa thiết bị mới này.

Quan trọng: Nếu bạn ở nhà thuê và muốn thay rơ le nhiệt, bạn nên giữ lại rơ le nhiệt cũ vì đây vẫn là thiết bị thuộc về chủ nhà.

 

Rơ le nhiệt dùng để điều khiển từng phòng

Ngoài van tản nhiệt còn có rơ le nhiệt điều khiển phòng. Những rơ le này cho phép cài đặt riêng cho từng phòng riêng biệt. Tính năng điểm soát từng phòng này không chỉ mang lại lợi ích về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu do Gebäudeenergiegesetz (GEG) đặt ra. Cần cân nhắc đến vị trí lắp đặt rơ le nhiệt trong phòng. Không để rơ le nhiệt tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao từ bộ tản nhiệt. Nếu không, rơ le nhiệt sẽ đo được nhiệt độ phòng cực kỳ cao. Tương tự, cũng cần tránh lắp đặt ở vị trí quá mát. Nếu không, hệ thống sẽ cố tăng nhiệt độ đến mức quá cao.

Sử dụng thiết bị điều khiển hệ thống sưởi thay vì rơ le nhiệt

Không giống người thuê nhà, chủ hệ thống có thể dùng cách khác để cài đặt nhiệt độ mong muốn. Đó là bởi các bộ phát nhiệt hiện đại có hệ thống điều khiển thông minh cho phép điều khiển linh hoạt từ xa. Ví dụ: Có thể điều chỉnh riêng công suất gia nhiệt theo nhu cầu sử dụng nhiệt chỉ bằng một vài thao tác đơn giản. Thậm chí còn có thể kích hoạt hệ thống thông qua bên thi công hệ thống sưởi đáng tin cậy. Qua đó giúp bên thi công phát hiện lỗi trong bộ phát nhiệt và khắc phục kịp thời mà chủ hệ thống không nhận ra. Tất cả là nhờ có các ứng dụng của Viessmann.

Liên hệ hỗ trợ