Khủng hoảng năng lượng: nguyên nhân, giải pháp và phương án

(Hình ảnh: ©ssuaphotos/Shutterstock.com)

Nếu các phương tiện và trữ lượng hiện có không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng, cuộc khủng hoảng năng lượng sẽ xảy ra. Tình trạng này sẽ gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống kinh tế và xã hội. Ta có thể thấy rõ qua những sự kiện xảy ra từ xưa đến nay. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ làm rõ nguyên nhân và hậu quả, đồng thời cho biết loại công nghệ phù hợp giúp vượt qua khủng hoảng năng lượng.

Khủng hoảng năng lượng là gì?

Ngành công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải và cả hộ gia đình tư nhân đều cần đến năng lượng. Cho đến gần đây, nhu cầu sử dụng năng lượng vẫn chủ yếu được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch, tức là bằng cách đốt than, khí đốt và dầu mỏ. Trái ngược với năng lượng sinh khối và năng lượng tái tạo, những nguồn năng lượng này được gọi là nhiên liệu hóa thạch. Khi nguồn năng lượng dự trữ hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu thì sẽ xảy ra khủng hoảng năng lượng.  

Nguyên nhân thiếu nguồn nhiên liệu –– sự kiện trong quá khứ

Lịch sử đã ghi nhận rất nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng, từ tình trạng thiếu gỗ ở Anh vào thế kỷ 18 cho đến các cuộc khủng hoảng dầu mỏ vào đầu và cuối những năm 1970. Chúng ta cũng không được quên rằng viễn cảnh khủng hoảng gây ra bởi biến đổi khí hậu vẫn còn đang chờ đợi ở phía trước, cùng với mọi hậu quả về kinh tế và sinh thái. Tất cả các cuộc khủng hoảng năng lượng đều xảy ra do không thể sử dụng các nguồn năng lượng phổ biến ở mức độ như trước đây. Trong lịch sử, tình trạng này diễn ra thường xuyên nhất đối với dầu mỏ. Tuy nhiên, cũng có những cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến việc cung cấp khí tự nhiên và điện năng.  

Lý do khan hiếm sẽ khác nhau tùy vào nguồn năng lượng. Trong lịch sử nước Anh, nguồn cung cấp gỗ đã cạn kiệt do chặt cây quá mức để đóng tàu. Các cuộc khủng hoảng dầu mỏ ở thế kỷ trước xảy ra do giá cả tăng vọt vì thiếu hụt nguyên liệu thô nhân tạo. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng liên tục sẽ trở nên vô cùng khó khăn không chỉ khi dùng hết lượng nguyên liệu thô trong tự nhiên mà còn cả khi các diễn biến địa chính trị dẫn đến tình trạng thiếu hụt. Ví dụ gần đây nhất là các cuộc chiến tranh, cho thấy rõ sự phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu của các quốc gia tham gia vào xung đột.

Đỉnh dầu toàn cầu –– cuộc khủng hoảng cuối cùng

Bất kể xảy ra các sự kiện chính trị toàn cầu đột ngột và nghiêm trọng đến đâu, chúng ta vẫn còn một cuộc khủng hoảng cuối cùng đang chờ sẵn –– thời điểm trữ lượng dầu tự nhiên cạn kiệt. Dù không thể ấn định chính xác ngày diễn ra đỉnh dầu toàn cầu, nhưng vẫn có một điều rất rõ ràng: Sớm muộn gì tài nguyên hóa thạch cũng sẽ cạn kiệt. Đây là một trong những lý do tại sao việc mở rộng các nguồn năng lượng thay thế lại được ưu tiên đến vậy. Tuy nhiên, còn có những lý do khác.

Biến đổi khí hậu đẩy nhanh cuộc khủng hoảng năng lượng

Các loại nhiên liệu hóa thạch là nguồn gốc chính dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu do con người tạo ra. Quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch giải phóng cacbon dioxit (CO₂), cùng với các loại khí thải nhà kính khác, gây ra sự nóng lên toàn cầu. Hậu quả là thường xuyên xảy ra bão, triều cường do mực nước biển dâng cao và hạn hán cùng với mất mùa. Các nhà khoa học dự đoán trước thiệt hại có thể lên đến hàng chục tỷ. Một phần ba lượng khí thải CO₂ toàn cầu đến từ hoạt động cung cấp năng lượng cho các công trình. Chưa hết, trong các hộ gia đình tư nhân, có tới 80% năng lượng tiêu thụ đều dành cho mục đích sưởi ấm. Trong trường hợp này, có thể sử dụng tiềm năng tiết kiệm to lớn để đẩy lùi cuộc khủng hoảng năng lượng. Mấu chốt ở đây chính là năng lượng tái tạo.

Sử dụng năng lượng tái tạo là cách để thoát khỏi khủng hoảng

Việc chuyển hướng sang năng lượng tái tạo sẽ mở ra cơ hội ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu không mong muốn và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Năng lượng tái tạo bao gồm tất cả những nguồn năng lượng vô tận hoặc có khả năng tự tái tạo nhanh chóng. Trong đó bao gồm:

  • Năng lượng địa nhiệt (năng lượng từ môi trường)
  • Năng lượng mặt trời
  • Sinh khối (ví dụ: gỗ)

Để có thể sử dụng hiệu quả năng lượng tái tạo, có một số công nghệ đã được phát triển dành cho các lĩnh vực nhà ở, thương mại và chính quyền địa phương. Trong đó bao gồm:

  • Máy nước nóng bơm nhiệt
  • Hệ thống quang điện
  • Hệ thống nhiệt năng mặt trời
(Hình ảnh: ©mongta studio/Shutterstock.com)

Vì việc chuyển đổi sang các bộ phát nhiệt sử dụng năng lượng tái tạo không thể hoàn thành trong một sớm một chiều và năng lượng tái tạo không hoàn toàn miễn phí, còn có các biện pháp quan trọng khác giúp ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng. Trước hết, phải tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu suất năng lượng. Trong môi trường nhà ở, có thể đạt được những mục tiêu này nhờ các biện pháp đơn giản như được trình bày ở phần sau.

Liên hệ hỗ trợ