Cân bằng thủy lực cho hệ thống sưởi giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng

Hình ảnh bộ tản nhiệt với rơ le nhiệt ViCare minh họa cho quá trình cân bằng thủy lực

Bộ tản nhiệt không đủ ấm hoặc nhiệt được phân bổ không đều đến các phòng trong nhà là một số vấn đề thường xuyên xảy ra. Sự cố này dẫn đến tình trạng nhiệt độ trong nhà bếp có thể rất thấp, còn trong phòng tắm thì lại rất cao. Như vậy có thể thấy hệ thống sưởi không được điều chỉnh tối ưu. Quy trình cân bằng thủy lực có thể giải quyết vấn đề này. Thợ lắp đặt hệ thống sưởi nên là người thực hiện quy trình này.  Bài viết sẽ cung cấp cho bạn thông tin dành cho cả chủ sở hữu và thợ lắp đặt hệ thống sưởi.

Xem thông tin dành cho chủ sở hữu hệ thống sưởi
Xem thông tin dành cho thợ lắp đặt hệ thống sưởi

Thông tin dành cho chủ sở hữu hệ thống sưởi

Công tác cân bằng thủy lực phải được thực hiện sau khi lắp đặt hệ thống sưởi, có thể trong công trình mới xây hoặc dự án hiện đại hóa. Nhờ vậy, người dùng có thể điều chỉnh hệ thống sao cho phù hợp với các yêu cầu sưởi ấm cá nhân. 

Tại sao lại cần cân bằng thủy lực?

Cân bằng thủy lực đảm bảo luôn có lượng nước nóng chính xác trong mỗi bộ tản nhiệt. Như vậy, nhiệt sẽ được phân phối đồng đều hơn trong tòa nhà. Điều này không chỉ làm tăng mức độ tiện nghi mà còn đảm bảo rằng có thể sử dụng năng lượng hiệu quả hơn cho việc sưởi ấm và đun nóng nước. Lý do là bởi việc cân bằng thủy lực hệ thống sưởi sẽ làm tăng hiệu suất năng lượng lên đến 15%. Điều này đã được chứng minh qua các nghiên cứu độc lập. Nếu hệ thống sưởi hoạt động tốt và hiệu quả hơn, mức tiêu thụ năng lượng sẽ giảm xuống và cuối cùng là giảm chi phí sưởi.

Thông thường, nước luôn đi theo đường ít lực cản nhất. Do đó, các bộ tản nhiệt gần bộ phát nhiệt sẽ được cung cấp nhiều nước sưởi hơn các bộ tản nhiệt ở xa. Vậy nên cần phải hạn chế lượng nước chảy qua các bộ tản nhiệt gần. Đó là tác dụng của quy trình cân bằng thủy lực.

Cân bằng thủy lực
Hình ảnh: © SpeedKingz/Shutterstock.com

Cân bằng thủy lực có bắt buộc không?

Trên thực tế, không có yêu cầu pháp lý nào quy định phải thực hiện cân bằng thủy lực. Tuy nhiên, nếu lắp đặt hệ thống sưởi theo các quy định về hệ thống sưởi của Đức DIN 4701 và Quy trình hợp đồng xây dựng của Đức (VOB), thì việc cân bằng thủy lực là bắt buộc. Đây là điều kiện đặc biệt áp dụng cho các hệ thống sưởi đối với dự án đấu thầu công khai.

Quy trình cân bằng thủy lực là gì?

Như đã đề cập, về cơ bản, cân bằng thủy lực là quá trình cần thiết nhằm cung cấp cho tất cả các bộ tản nhiệt trong hệ thống lượng nhiệt cần thiết chính xác cho phòng ở tương ứng. Để đạt được điều này, phải điều chỉnh hệ thống sưởi theo nhu cầu. Như vậy nghĩa là dòng nước sưởi chảy qua hệ thống đường ống đến từng bộ tản nhiệt, tốc độ bơm và cài đặt bộ phát nhiệt phải được hiệu chỉnh chính xác để phù hợp với nhau. Các biện pháp cân bằng thủy lực sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ống sưởi, van và máy bơm.  

Công tác này đảm bảo không có phòng nào bị thiếu nhiệt hoặc quá nhiệt, đồng thời sử dụng hiệu quả năng lượng sưởi. Ngoài ra, cân bằng thủy lực còn làm giảm tiếng ồn phiền toái do tốc độ dòng chảy quá cao trong hệ thống. 

Từng bước trong quy trình cân bằng thủy lực

Theo quy định, bên thi công hệ thống sưởi có nhiệm vụ thực hiện cân bằng thủy lực. Trước tiên, bên thi công sẽ tính toán nhu cầu sử dụng nhiệt trong từng phòng. Để làm vậy, cần phải xác định công suất của bộ tản nhiệt đã lắp đặt và nhu cầu sử dụng nhiệt thực tế của thành viên trong gia đình. Ngoài ra, bên thi công còn tính toán nhiệt độ dòng chảy tối ưu cho hệ thống cũng như lượng nước cần thiết cho từng bộ tản nhiệt. Có sẵn phần mềm chuyên biệt dành riêng cho mục đích này.

Sau đó, từng bộ phận của hệ thống sẽ được điều chỉnh dựa trên dữ liệu thu thập được. Các bộ phận phải phối hợp chính xác với nhau, đồng thời phù hợp với các điều kiện của toàn bộ hệ thống sưởi cũng như tòa nhà.

Thông thường, máy nước nóng bơm nhiệt ngoại cỡ và nhiệt độ dòng chảy cao sẽ đảm bảo phân bổ nhiệt đồng đều. Tuy nhiên, hệ thống này cũng sẽ cung cấp quá nhiều nước nóng. Kết quả là hệ thống tiêu hao nhiều năng lượng không cần thiết, dẫn đến chi phí sưởi quá mức. Quá trình cân bằng thủy lực cũng sẽ phát hiện ra các vấn đề về quy mô tương tự như vấn đề này. Công tác cân bằng thủy lực được coi là thành công khi tất cả các bộ tản nhiệt vận hành với cùng mức áp suất nước, bất kể khoảng cách so với với bộ phát nhiệt.  

Ưu điểm của cân bằng thủy lực

  • Tối ưu hóa toàn bộ hệ thống sưởi
  • Tiết kiệm lên đến 15% năng lượng hoặc đến 300 euro mỗi năm
  • Nâng cao mức độ tiện nghi khi sưởi ấm
  • Giảm tiếng ồn của dòng chảy

Khả năng tiết kiệm vượt trội cho người sử dụng

Bạn có thể đạt được hiệu suất cao hơn mà không cần phải lắp đặt thêm hoặc trả thêm chi phí vật liệu chỉ bằng cách cài đặt chính xác mạch gia nhiệt và bộ phát nhiệt. Từ đó, khoản đầu tư sẽ tự hoàn vốn chỉ sau năm đầu tiên sử dụng. Ví dụ sau minh họa chính xác khả năng tiết kiệm:

  • Hệ thống sưởi với mức tiêu thụ nhiệt là 25.000 kWh/a = 2500 m³ khí đốt/a hoặc 2500 lít dầu nhiên liệu/năm
  • Tiết kiệm nhờ cân bằng thủy lực: lên đến 325 m³ khí đốt/a, tương ứng với mức tiết kiệm chi phí năng lượng gần 300 euro/năm

Thông tin dành cho thợ lắp đặt

Thông tin sau đây dành riêng cho các đối tác chuyên gia của chúng tôi, trong đó có chi tiết về các giải pháp hỗ trợ cân bằng thủy lực của Viessmann.

Giải pháp tiên tiến hỗ trợ cân bằng thủy lực

Viessmann đưa ra hai giải pháp dành cho nhà biệt lập và nhà song lập nhằm tận dụng lợi ích của quá trình cân bằng thủy lực. Có thể điều chỉnh hoàn toàn tự động hiệu suất kỹ thuật số với bộ tản nhiệt ViCare và rơ le nhiệt dưới sàn. Ngoài ra, có thể thực hiện các biện pháp tối ưu hóa theo cách truyền thống bằng Thẻ cân bằng Vitoset.  

Cân bằng tự động bằng rơ le nhiệt thông minh

Với rơ le nhiệt dưới sàn và bộ tản nhiệt ViCare, việc cân bằng thủy lực trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn trước. Người dùng chỉ cần thay thế tất cả các rơ le nhiệt thông thường bằng bộ phận ViCare thông minh và kết nối các bộ phận đó với bộ phát nhiệt thông qua nền tảng điện tử của Viessmann hoặc cổng giao tiếp Vitoconnect. Khi đó, việc điều khiển sẽ trở nên cực đơn giản thông qua ứng dụng ViCare. Các chức năng như phát hiện cửa sổ mở và khả năng cài đặt từng khung thời gian càng làm tăng thêm sự tiện lợi cho người sử dụng.

Tìm hiểu thêm về ViCare

Cài đặt tốc độ dòng chảy bằng Thẻ cân bằng Vitoset

Thẻ cân bằng Vitoset có thể điều chỉnh các van hằng nhiệt ngay tại bộ tản nhiệt dựa trên kích thước phòng và tuổi của công trình. Chỉ cần ba bước là có thể điều chỉnh tối ưu tốc độ dòng chảy và đảm bảo cung cấp đồng đều cho các bề mặt gia nhiệt:

  1. Đặt rãnh của Thẻ cân bằng lên van.
  2. Xoay van bằng thẻ và đặt kích thước phòng theo tuổi của công trình.
  3. Chuyển tổng cài đặt của từng van sang tham số hóa của máy nước nóng bơm nhiệt.              
Liên hệ hỗ trợ